HỌC TIẾNG TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Thứ tư - 27/12/2023 04:32
Khi người nước ngoài học tiếng Hán (tiếng Trung Quốc), thì mười người có đến chín kêu “khó” thậm chí là “rất khó”. Thực tế từ những người đã từng học tiếng Hán cũng như phân tích và đánh giá của chuyên gia đã chứng minh điều ấy. Vậy thực chất tiếng Hán khó ở điểm gì? Thử xem xét ở bốn khía cạnh dưới đây:
1. Phương diện Ngữ pháp
  • Ngữ pháp tiếng Hán thường nhấn mạnh vào “ý” hơn là “hình thức”. Tức là, ở ngữ pháp tiếng Trung chủ yếu thể hiện sự hợp các ý là chính, ẩn bên dưới là sự đa dạng trong cách biểu đạt trên phương diện ngữ pháp. Đồng thời, cách diễn đạt rất linh hoạt, phong phú. Khiến cho người học nhất thời khó nắm vững và sử dụng hiệu quả được toàn bộ hệ thống ngữ pháp;
  • Trật tự từ và từ chức năng tiếng Hán là phương tiện chủ yếu để thể hiện quan hệ ngữ pháp;
  • Các bộ phận của lời nói có tính đa chức năng vì chúng có mối quan hệ phức tạp và không tương ứng với các thành phần cú pháp;
  • Xu hướng lệch âm ảnh hưởng đến hình thức ngữ pháp;
  • Cấu trúc chủ ngữ-vị ngữ lỏng lẻo và số lượng lớn các cấu trúc vị ngữ bổ sung trong cấu trúc cú pháp cũng như các câu động từ-vị ngữ đặc biệt như câu “”, câu bị động (không dấu hiệu nhận biết), câu vị ngữ động từ đặc thù…đều là những khó khăn, trở ngại lớn đối với người học tiếng Hán.
 
kho khan hoc tiengtrung quoc

2. Phương diện Ngữ âm
  • Với một số người học ở một số quốc gia, khó khăn lớn nhất trong phát âm tiếng Hán là thanh điệu. Muốn giao tiếp được bằng tiếng Hán, trước tiên cần phải hiểu, nắm vững và vận dụng thành thạo các thanh điệu trong tiếng Hán. Đối với người Việt Nam, do tiếng Việt cũng là ngôn ngữ có thanh điệu, nên khi học tiếng Hán, đối với người Việt mà nói, cũng không phải là một trở ngại lớn như một số người Âu, Mỹ.
  • Trong tiếng Hán có ít âm tiết và có quá nhiều dạng đồng âm cần phải phân biệt;
  • Trong tiếng Hán cần có sự khu biệt giữa phụ âm bật hơi và không bật hơi rất rạch ròi. 
  •  
3. Phương diện Từ vựng
  • Tiếng Trung có số lượng rất lớn từ đồng nghĩa và từ cận nghĩa, bên cạnh đó còn có quá nhiều lượng từ trong cách biểu đạt cũng như các trợ từ ngữ khí. Trong diễn đạt, người Trung Quốc còn có thói quen sử dụng quá nhiều thành ngữ dưới hình thức ngữ cố định (thường là 4 chữ), đồng thời nhiều từ vựng tiếng Hán cổ vẫn được giữ lại và sử dụng trong giao tiếp thường nhật ở tiếng Hán hiện đại, điều này làm tăng thêm gánh nặng học từ vựng cho người học;
  • Hầu hết các từ vay mượn trong tiếng Hán đều được chuyển hóa khi du nhập vào Trung Quốc bằng phương pháp tái cậu cấu tạo trên nền tảng và phương thức của tiếng Hán, khác xa so với văn bản gốc, điều này khiến cho người học nước ngoài gặp khó khăn rất lớn trong việc ghi nhớ từ vựng dù rằng những từ ấy có thể có nguồn gốc từ tiếng mẹ đẻ của họ.
4. Phương diện Chữ viết
Chữ Hán là khó khăn lớn nhất khi học tiếng Trung Quốc. Đã vậy, hệ thống phiên âm (pinyin – bính âm) trong tiếng Hán hiện đại được triển khai học song song với các ký tự tượng hình lại là một hệ thống ký hiệu chữ viết hoàn toàn xa lạ đối với hầu hết người học trên thế giới. Để sử dụng thành thạo hệ thống “bính âm” cho việc ký âm các chữ Hán chưa từng dễ dàng hơn việc học chữ tượng hình, dù rằng nó được sinh ra để “giải cứu” cho người học.
Tóm lại, nếu bạn nắm vững  bốn phương diện: ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng và chữ Hán và hệ thống Pinyin thì việc học tiếng Hán sẽ trở nên cực kỳ dễ dàng với bạn cũng như bất kỳ ai muốn học ngôn ngữ của đất nước Trung Quốc.
Phú Lê
Tổng hợp và biên dịch
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây